Bà Bầu Ăn Chân Gà Được Không? Những Điều Cần Lưu Ý

Bà Bầu Ăn Chân Gà Được Không? Những Điều Cần Lưu Ý

Bà bầu ăn chân gà được không? Đây là thắc mắc của nhiều chị em đang trong giai đoạn thai kỳ. Chân gà vốn dĩ không chứa thịt nên nhiều người sẽ nghĩ đây là một món không nhiều dưỡng chất. Vậy thực hư thế nào, hãy cùng Mẹ trẻ Gen Z tìm hiểu về món ăn này nhé!

Thành phần dinh dưỡng của chân gà

Chân gà được xem là bộ phận kém ngon và thậm chí bị bỏ đi khi chế biến các món ăn từ thịt gà. Tuy nhiên, đây là món ăn có thể chứa các chất dinh dưỡng và mang đến lợi ích cho sức khỏe mọi người.

Trong chân gà đa phần là các mô liên kết, gân, da, xương và sụn. Bao gồm những chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất béo, carb, canxi cho bà bầu, phốt pho, vitamin A và folate (vitamin B9).

Khoảng 70% tổng lượng protein có trong chân gà là collagen. Đây là loại protein cấu trúc giúp cung cấp đề kháng cho da, cơ, gân, xương và dây chằng và sức mạnh.

Bà bầu ăn chân gà được không?

Với những hàm lượng dinh dưỡng đã nêu trên, vậy bà bầu ăn chân gà được không? Bà bầu có thể ăn chân gà mà không ảnh hưởng sức khỏe nếu chân gà được đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Tìm Hiểu »  Sau Sinh Bao Lâu Thì Được Cạo Lông Mặt? Tư Vấn Sức Khỏe

Lợi ích của chân gà đối với sức khỏe mẹ bầu

Lợi ích của chân gà đối với sức khỏe mẹ bầu
Lợi ích của chân gà đối với sức khỏe mẹ bầu

Những lợi ích của chân gà đối với sức khỏe của mẹ bầu bao gồm:

Hỗ trợ tuần hoàn máu

Các dưỡng chất có trong chân gà bao gồm: vitamin, collagen và khoáng chất… có tác dụng giúp làm mềm mạch máu. Khiến cho hệ tuần hoàn máu được hoạt động tốt hơn, giúp giảm thiểu nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Việc bà bầu ăn chân gà còn giúp ngăn ngừa chứng mỡ trong máu, những bệnh lý liên quan đến tim mạch và mạch máu.

Ngăn ngừa loãng xương

Collagen giúp cải thiện sự hình thành và mật độ xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Lượng collagen trong chân gà có khả năng làm duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh và giúp kích thích các tế bào tạo xương. Từ đó, giúp giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ.

Giảm đau khớp

Các nghiên cứu cho thấy rằng: hợp chất Chondroitin sulfat và collagen có trong chân gà có thể giảm các triệu chứng viêm xương khớp và kích thích tái tạo mô.

Cải thiện làn da

Collagen biết đến là “thần dược” cho làn da của nhiều chị em phụ nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng collagen giúp cải thiện độ ẩm, độ đàn hồi, chữa lành nhanh chóng những thương tổn trên da và giúp ngăn ngừa lão hoá da hiệu quả.

Những nghiên cứu trên động vật cho thấy collagen giúp làm giảm sự hình thành các nếp nhăn do tác hại của tia cực tím B từ ánh nắng mặt trời.

Tìm Hiểu »  Sau Sinh Bao Lâu Thì Được Cạo Lông Mặt? Tư Vấn Sức Khỏe

Những điều cần lưu ý cho bà bầu ăn chân gà

Dù sở hữu những lợi ích tuyệt vời, nhưng ăn chân gà nhiều cũng có thể gây thừa cân, sử dụng chân gà không đảm bảo vệ sinh gây nguy hại cho sức khoẻ của người sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, mẹ bầu nên lưu ý:

  • Nên mua chân gà ở những cửa hàng uy tín, những nơi có chứng nhận kiểm định hoặc những địa chỉ mà chị em biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Mẹ cũng nên kiểm tra kỹ trước chân gà khi mua, tránh mua những chân có phần da bị chai cứng hay bị quá bẩn, đây là dấu hiệu của khâu vệ sinh kém.
  • Khi mua về cần được vệ sinh kỹ qua nhiều bước thật sạch sẽ vì chân gà là phần tiếp xúc với đất, dẫm vào chất bẩn. Nếu không được làm sạch kỹ, chân gà có thể trở thành món ăn có nguy cơ gây ra các bệnh đường tiêu hoá và ảnh hưởng đến cả thai nhi.
  • Chân gà được chế biến thành nhiều món ngon như: chân gà chiên mắm, chân gà nướng hoặc chân gà ngâm sả tắc. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải lựa chọn những phương pháp chế biến ít tầm ướp gia vị và ít dầu mỡ. Việc sử dụng các món ăn quá nhiều gia vị hoặc chiên ngập dầu có thể gây khó tiêu và táo bón.
Tìm Hiểu »  Sau Sinh Bao Lâu Thì Được Cạo Lông Mặt? Tư Vấn Sức Khỏe

Lời Kết

Chân gà là món ăn giàu dưỡng chất đặc biệt là collagen rất thích hợp cho các bà bầu. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai nên ăn chân gà với một lượng hợp lý và cần đảm bảo chế biến thật kỹ, an toàn thực phẩm. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết này, giúp mẹ bầu đã có được câu trả lời cho câu hỏi “có bầu ăn chân gà được không?”. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!